Hỏi Gì Cũng Biết
  • Blog
  • About
  • Contact
Hỏi Gì Cũng Biết giải đáp tất cả những thắc mắc, cung cấp thông tin hữu ích, hướng dẫn cầm tay chỉ việc,…trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Thông tin thật, giá trị thật!
https://hoigicungbiet.com/

Kho tàng tri thức của bạn!


16 tác dụng vượt trội của cây mật gấu

1/30/2021

0 Comments

 

Cây mật gấu là một loại thảo dược thiên nhiên phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc. Loại thảo dược này rất giàu vitamin, protein, các khoáng chất và beta-carotene,... Vì thế, từ lâu, cây mật gấu đã được sử dụng để phòng và chữa nhiều loại bệnh.

Thành phần dinh dưỡng trong cây mật gấu

Mặc dù có vị đắng, nhưng cây mật gấu là một loại thảo dược tuyệt vời với rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe người dùng.

  • Vitamin A;
  • Vitamin C;
  • Vitamin E;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin ​​B2;
  • Chất xơ;
  • Protein;
  • Manga;
  • Kẽm;
  • Sắt;
  • Canxi;
  • Kali;
  • Phốt pho;
  • Selen;
  • Andrographolide;
  • Sesquiterpenoids;
  • Polimetoksiflavon;
  • Apigenin;
  • Labdane diterpenoid;
  • Andragrafin;
  • Alkaloids;
  • Steroid;
  • Tannin;
  • Terpen;
  • Saponin.

Cây mật gấu có tác dụng gì?

Cây mật gấu thường được sử dụng để điều trị các bệnh như xương khớp, tiêu chảy, viêm gan, huyết áp cao, giảm sốt, điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa,... Trong phần này, Hỏi gì cũng biết sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn cụ thể hơn về các tác dụng của cây mật gấu.

Giảm sốt

Flavonoid trong cây mật gấu là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng điều trị một số vấn đề sức khỏe như cảm, sốt.

Các thành phần khác trong cây mật gấu như andrographolide lactones, glucoside, diterpene cũng có khả năng hạ sốt và điều trị các triệu chứng khác của bệnh cảm.

Giảm lượng đường trong máu

Cây mật gấu có hàm lượng andrographolide lớn có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trị chứng đau dạ dày

Cây mật gấu đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa. Những vấn đề này bao gồm tiêu chảy, đau dạ dày, kiết lỵ,....

Cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể

Mật gấu là một nguồn vitamin B1 tuyệt vời. Vitamin B1 được gọi là thiamine đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể con người.  

Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục 

Cây mật gấu có chứa chất chống oxy hóa. Vì thế, loại thảo dược này có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu. 

Cân bằng estrogen 

Các nhà khoa học tiết lộ rằng chiết xuất cây mật gấu giúp làm giảm nồng độ estrogen trong máu bằng cách ngăn chặn hoạt động của aromatase. 

Điều trị viêm gan B và C 

Một nghiên cứu của Muanya năm 2013 cho thấy cây mật gấu có thể được sử dụng để điều trị Viêm gan B và C.

Tăng lượng sữa mẹ

Uống nước nấu từ cây mật gấu giúp tăng số lượng và chất lượng sữa ở những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều trị bệnh lao

Cũng trong nghiên cứu của Muanya năm 2013, người ta đã ghi nhận khả năng điều trị bệnh lao của cây mật gấu.

 Chữa viêm khớp 

Nghiên cứu của Okoli năm 2007 cho biết chiết xuất từ ​​cây mật gấu có khả năng làm dịu các dây thần kinh. Do đó, loại thực vật này có thể được sử dụng để loại bỏ các cơn đau khớp liên quan đến bệnh thấp khớp và viêm khớp. Nó cũng có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì xương khỏe mạnh.  

Điều trị sốt rét 

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra bởi ký sinh trùng plasmodium. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây mật gấu có khả năng điều trị căn bệnh này.

Điều trị ngứa

Ngứa có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân: nấm, côn trùng, vi khuẩn,.... Và cây mật gấu có khả năng giảm ngứa cực hiệu quả.

Giảm cholesterol xấu

Theo  ấn bản tháng 2/2008 của “Tạp chí sức khỏe mạch máu và quản lý rủi ro”, cây mật gấu có tác dụng làm giảm cholesterol xấu. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên động vật, những con vật được sử dụng chiết xuất cây mật gấu có thể giảm tới 50% cholesterol xấu trong cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Cây mật gấu là một nguồn rất giàu axit béo linolenic và linoleic. Đây là 2 loại chất béo không bão hòa mà hầu hết con người không thể tự tạo ra. Nó chỉ được cung cấp qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, chế độ ăn giàu linolenic và linoleic có khả năng chống lại bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu này, những người được bổ sung một lượng lớn linolenic và linoleic có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 40% so với những người ít dùng 2 chất béo này.’

Hạ huyết áp

Lá mật gấu có chứa rất nhiều kali có khả năng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp.

Trị mụn

Chiết xuất cây mật gấu có khả năng kháng khuẩn vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, bạn có thể đun nước lá mật gấu rửa mặt để điều trị mụn, làm sạch da tận sâu bên trong.

Cách sử dụng cây mật gấu

Trong đời sống hàng ngày, cây mật gấu thường được sử dụng dưới 2 dạng: hãm với nước như hãm chè và dùng để ngâm rượu.

(1) Bạn có thể dùng 20g rễ, thân và lá mật gấu đun sôi với 2 lít nước trong vòng 15 phút. Nước cây mật gấu có thể dùng thay nước uống hàng ngày để giải độc, thanh nhiệt,...

(2) Người dân thường dùng rễ và thân của cây mật gấu ngâm với rượu dùng điều trị các chứng như rối loạn tiêu hóa, tê thấp,... Để làm rượu mật gấu, bạn chỉ cần cắt khúc rễ và thân cây, ngâm với rượu trong 15 ngày là dùng được. 

Thận trọng khi dùng mật gấu

Cây mật gấu là loài thảo dược có chứa nhiều chất kháng sinh. Vì thế, bạn không nên tự ý sử dụng, không được phép dùng quá liều và dùng dài ngày.

Người dùng chỉ nên uống nước sắc lá mật gấu khoảng 2 tuần, rồi ngừng dùng 2 đến 4 tuần; sau đó mới được dùng tiếp.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng không được trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có vấn đề về thận sử dụng nước thuốc từ cây mật gấu.

Mật gấu là một loại thảo dược tuyệt vời cho sức khỏe con người. Vì thế, nếu có thể mua được lá, thân, rễ mật gấu, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc sử dụng loại thực vật này để phòng và chữa bệnh nhé! 



Via https://hoigicungbiet.com/tac-dung-cua-cay-mat-gau/
0 Comments

Khám phá 9 tác dụng hàng đầu của rau diếp cá với sức khỏe

1/30/2021

0 Comments

 

Diếp cá được coi là một loại thảo dược tuyệt vời vì không có tác dụng phụ. Loại cây này đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm và có tác dụng kỳ diệu trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Diếp cá cũng có tác dụng thúc đẩy men vi sinh trong ruột, cung cấp cho người dùng năng lượng. Và loại thảo dược này cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống lại tác nhân lão hóa, giúp ngăn ngừa ung thư,...

Thông tin cơ bản về rau diếp cá

Rau diếp cá là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ Đông Nam Á thường phát triển ở những nơi ẩm ướt, râm mát. 

Phát triển

Rau diếp cá là một loài cây thân thảo lâu năm, có thể lan rộng tới 1 mét. Phần gốc cây kéo dài và tạo ra các rễ nhánh. Trong khi đó, phần ngọn mọc theo chiều dọc để lan đi xa hơn.

Lá diếp cá mọc xen kẽ, hình trái tim. Hoa diếp cá có màu vàng lục với 4 đến 6 cánh hoa thường nở vào mùa hè.

Sử dụng trong ẩm thực

Diếp cá được trồng như một loại rau ăn lá, đôi khi nó cũng được sử dụng như một loại thảo dược. Lá cây có mùi vị khác thường, thường được miêu tả là “mùi tanh”. Đây chính là lý do vì sao loại cây này có tên gọi là “diếp cá”.

Trong nền ẩm thực Việt Nam, diếp cá được sử dụng để làm salad, ăn sống, kẹp bánh mì,... Loại thực vật này cũng được sử dụng như một món trang trí trong các món ăn như gỏi cuốn, bánh xèo,....

9 công dụng hàng đầu của diếp cá

Người Trung Quốc cổ đại là những người đầu tiên khám phá ra tính chất dược liệu của loại cây này. Diếp cá khi được sấy khô và ủ có công dụng giải độc, hạ huyết áp, giảm táo bón, hỗ trợ điều trị lao phổi, lợi tiểu,...

Tốt cho hệ tiêu hóa

Quá trình lên men diếp cá giúp phát triển nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột qua đó cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Houttuynia Cordata trong diếp cá ngăn vi khuẩn xấu xâm nhập và giúp vi khuẩn tốt phát triển mạnh.  

Chống oxy hóa

Diếp cá có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh mẽ bao gồm rutin và quercetin. Những chất này giúp ngăn ngừa và chữa lành các tổn thương DNA. Qua đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh tật.

Điều trị viêm phổi và SARS

Các nghiên cứu cho thấy diếp cá cũng có thể điều trị viêm phổi và nhiễm trùng phổi SARS. Diếp cá có chứa các tác nhân kháng khuẩn và kháng vi-rút tuyệt vời. 

Loại thảo dược tự nhiên này cũng được sử dụng để điều trị các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản và các tình trạng phổi khác.  

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Vì diếp cá có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy, nó có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Không chỉ thế, điều tuyệt vời hơn là các chất trong diếp cá còn có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào u ác tính.

Giúp chống béo phì 

Diếp cá có lượng calo thấp và nhiều chất xơ và giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhờ đó có tác dụng phòng chống béo phì.

Giúp điều trị bệnh tiểu đường 

Các nghiên cứu cho thấy diếp cá có thể làm giảm lượng đường trong máu. Và do đó, loại cây này có tác dụng tốt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. 

Trên thực tế, nhiều công ty dược phẩm lớn trên thế giới đang thực hiện các nghiên cứu sản xuất ra các chế phẩm y học từ diếp cá nhằm mục đích điều trị bệnh tiểu đường.

Cho làn da khỏe đẹp

Các nghiên cứu cho thấy diếp cá có chứa các dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe da liễu. Sử dụng diếp cá giúp điều trị mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vẩy nến.

Kháng khuẩn và kháng vi-rút mạnh mẽ 

Các nghiên cứu cho thấy diếp cá giết chết vi khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng khác. Và loại thảo dược này cũng giúp tiêu diệt virus trong cơ thể.  

Lợi tiểu

Trong diếp cá có chứa một lượng lớn chất quexitrin, isoquexitrin và các chất vô cơ khác. Những chất này có công dụng lợi tiểu cực tốt.

Bài thuốc dân gian có thành phần rau diếp cá

Trong dân gian Việt Nam, diếp cá không chỉ được sử dụng như một loại rau xanh. Loại cây này còn là một trong những thành phần chính của các bài thuốc chữa bệnh: táo bón, mụn nhọt, viêm tai giữa, áp xe, chữa cảm sốt,....

Chữa táo bón

Hãm 10g lá diếp cá sao khô với nước uống thay trà hàng ngày. Uống liên tục trong 10 ngày.

Trực tiếp ăn diếp cá tươi cũng có hiệu quả điều trị chứng táo bón.

Chữa sốt ở trẻ em

Rửa sạch, giã nát 30g lá diếp cá tươi. Thêm nửa bát nước vào đun sôi, để nguội rồi cho trẻ uống luôn trong 1 lần.

Điều trị kinh nguyệt không đều

Giã nát 40g diếp cá tươi, 30g ngải cứu rồi lọc bằng nước 1 bát nước sôi để nguội. Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 ngày.

Điều trị viêm âm đạo

Đun sôi 20g diếp cá, 1 củ tỏi, 10g bồ kết cùng 5 bát nước. Dùng nước ngâm rửa chỗ viêm. Mỗi ngày dùng 1 lần, sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Chữa mụn nhọt

Diếp cá tươi rửa sạch, ngâm muối rồi giã nát và đắp vào chỗ bị mụn.

Điều trị viêm tai giữa

Dùng 20g lá diếp cá khô, 10g táo đỏ sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml nước thuốc. Chia thuốc thành 3 phần, uống trong ngày.

Điều trị viêm phế quản

Sắc 20g lá diếp cá khô và 20g cam thảo với 2 bát nước uống trong ngày.

Chữa bệnh sỏi thận

Dùng 100g lá diếp cá sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi, uống thay trà. Uống trong 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Trị đái buốt, đái dắt

Dùng 20g diếp cá, 40g rau mã đề giã nát, lọc lấy nước; chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc trong 7 đến 10 ngày.

Điều trị áp xe ở phụ nữ mới sinh con

Bài thuốc gồm các nguyên liệu:

  • 30g diếp cá
  • 16g hoa hòe đã sao
  • 30g lá đinh lăng
  • 12g quả ké
  • 12g ngân hoa
  • 12g kinh giới
  • 12g mộc thông
  • 20g bồ công anh
  • 12g hoàng kỳ
  • 10g chỉ xác
  • 16g cam thảo

Sắc thuốc 3 lần uống trong ngày. 

Điều trị đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh

Rửa sạch 35g lá diếp cá tươi. Tráng qua nước sôi để nguội rồi giã nát. Dùng 2 miếng gạc sạch thấm nước cốt diếp cá, đắp lên vùng mắt sưng đau qua đêm. Làm từ 3 đến 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh lao phổi

Người bệnh lao phổi thường ho ra máu, khạc ra đờm, để làm giảm các triệu chứng này, bạn làm như sau:

  • 330g diếp cá tươi rửa sạch, ngâm trong nước 1 giờ. 
  • Đun sôi 1- 2 phút (không được đun lâu).
  • Bỏ bã, lấy nước; đập 1 quả trứng vào trộn đều.
  • Ăn từ từ từng chút một, mỗi ngày ăn 1 lần. Có thể ăn liên tục 20 đến 30 ngày.

Chữa viêm đường tiết niệu

Dùng 30g diếp cá tươi, 15g mã đề, 15g kim tiền thảo sắc với nước. Nước thuốc chia thành 2- 3 phần, uống trong ngày.

Điều trị đau bụng dưới

Dùng 60g diếp cá tươi, 30g bồ công anh và kim ngân sắc với nước uống hàng ngày.

Làm đẹp da

Để trị mụn, đẹp da, các bạn có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây:

  • Diếp cá rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước chấm lên da, dùng tay massage nhẹ nhàng để giúp da sáng mịn.
  • Nước cốt diếp cá pha với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng như mặt nạ làm sáng da.
  • Giã nát lá diếp cá tươi với một chút muối hạt. Dùng như mặt nạ có tác dụng ngừa viêm, trị mụn trứng cá.
  • Nước cốt diếp cá trộn với gel nha đam theo  tỷ lệ 1:1. Sử dụng như mặt nạ có công dụng làm mát da, se khít lỗ chân lông.

Diếp cá là một loại thực phẩm an toàn với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc bổ sung loại rau xanh này vào chế độ ăn hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng thể cho chính bản thân và những người thân yêu của mình nhé! 



Via https://hoigicungbiet.com/tac-dung-cua-rau-diep-ca/
0 Comments

12 tác dụng tuyệt vời của quả sung với sức khỏe và sắc đẹp

1/30/2021

0 Comments

 

Sung là một trong những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng của loại trái cây này. 

Theo Đông y, sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, làm sạch ruột, chữa viêm ruột,.... Không chỉ thế, sung còn giúp điều trị một số bệnh da liễu, hỗ trợ thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh.

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong quả sung

100gr sung có chứa:

  • Nước: 79,11 g
  • Năng lượng: 74 kcal
  • Protein: 0,75 g
  • Tổng lipid (chất béo): 0,3 g
  • Carbohydrate: 19,18 g
  • Chất xơ: 2.9 g
  • Đường: 16,26 g
  • Canxi: 35 mg
  • Sắt: 0,37 mg
  • Magiê: 17 mg
  • Photpho: 14 mg
  • Kali: 232 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kẽm: 0,15 mg
  • Vitamin C: 2 mg
  • Thiamin: 0,06 mg
  • Riboflavin: 0,05 mg
  • Niacin: 0,4 mg
  • Vitamin B6: 0,11 mg

12 tác dụng tuyệt vời từ trái sung

Sung có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Theo các kết quả nghiên cứu, quả sung vừa tốt cho da, tóc; vừa hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể của người dùng.

Quả sung hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu

Trong dân gian, quả sung được sử dụng để điều trị một số vấn đề sức khỏe liên quan đến da. Chẳng hạn như bệnh chàm, bạch biến và bệnh vẩy nến. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tác dụng của sung với những bệnh này, nhưng các nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy kết quả tương đối khả quan.

Ở Việt Nam, người dân thường sao khô sung chín, tán thành bột rồi rắc lên vết mụn nhọt, lở loét để vết thương nhanh lành.

Quả sung cho tóc khỏe mạnh

Chiết xuất từ quả sung là một thành phần phổ biến trong nhiều loại dầu gội, dầu xả. Loại trái cây này được tin rằng có tác dụng giữ ẩm cho tóc, thúc đẩy tóc phát triển.

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của sung với tóc, nhưng một số bằng chứng cho thấy các vitamin và khoáng chất trong sung có thể giúp tóc khỏe mạnh. 

Sung tốt cho tóc nhờ tác động của kẽm, đồng, selen, magie, canxi, vitamin B và vitamin C.

Quả sung có tác dụng giảm cân

Chất xơ trong quả sung giúp giảm cân và thường được khuyên dùng cho người béo phì. Tuy nhiên, vì sung có lượng calo khá cao, nên ăn nhiều sung cũng có thể dẫn đến tăng cân. 

3-4 quả sung chín là đủ để bạn có được lượng dưỡng chất được khuyến nghị trong ngày. Vì vậy, đừng lạm dụng nó.

Quả sung hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục

Trong nhiều thế kỷ, sung nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng tình dục. Những vấn đề này bao gồm vô sinh, rối loạn cương dương, độ bền dai thấp,... ở đàn ông.

Quả sung tốt cho người huyết áp thấp

Mọi người thường tiêu thụ natri dưới dạng muối.. Nhưng lượng kali thấp và mức natri cao có thể dẫn đến tăng huyết áp. Quả sung có nhiều kali và ít natri, vì vậy đây là một loại thực phẩm tuyệt vời để chống lại các tác động của tăng huyết áp.

Quả sung cho xương chắc khỏe

Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, sung là một nguồn canxi tuyệt vời- một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sức khỏe xương khớp. Loại quả này cũng giàu phốt pho giúp thúc đẩy quá trình tái sinh xương nếu xương bị tổn thương hoặc thoái hóa.

Quả sung có tác dụng chống oxy hóa

Sung là một nguồn polyphenol phong phú. Polyphenol là chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể con người chống lại stress oxy hóa.

Quả sung ngăn ngừa táo bón

Theo một nghiên được tiến hành bởi các nhà khoa học Đại học Scranton, Hoa Kỳ, sung có chứa một lượng chất xơ rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ cao của trái sung giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm việc hiệu quả và ngăn ngừa chứng táo bón.

Quả sung giúp giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer

Quả sung được coi là một trong những loại trái cây tốt nhất vì nó có khả năng làm giảm bớt tình trạng viêm thần kinh.  

Một nghiên cứu trên động vật được thực hiện bởi Giáo sư Guillemin GJ, Khoa học thần kinh, Khoa Khoa học y sinh, Trung tâm nghiên cứu bệnh thần kinh vận động Macquarie, đã tiết lộ rằng loại quả này có thể làm giảm cytokine gây viêm trong quá trình lão hóa. 

Nói cách khác, nó có tác dụng có lợi đối với các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer .

Quả sung có công dụng ngừa ung thư

Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào có trong sung như oumarin, beta-carotene, pectin, vitamin A, C, E, K, sắt, đồng, kẽm… có khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết và ung thư vú.

Quả sung giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở người cao tuổi là thoái hóa điểm vàng. Quả sung rất tốt trong việc giúp bạn tránh được triệu chứng lão hóa phổ biến này.

Ăn quả sung giảm đau họng

Hàm lượng chất nhầy cao trong quả sung giúp chữa lành và bảo vệ họng. Không chỉ thế, nó còn có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng trên dây thanh quản.

Tác dụng phụ của quả sung

Mặc dù sung rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, người dùng có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ như:

Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, ăn nhiều có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Không chỉ thế, ăn quá nhiều sung còn gây thiếu máu.

Tụt đường huyết

Ăn sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, những người có lượng đường huyết thấp không nên ăn sung. Vì sung có thể làm tụt đường huyết gây hại với người bệnh.

Gây hại cho người bị bệnh thận và túi mật

Trong sung có chứa một lượng oxalate rất cao. Chất này có thể khiến tình trạng bệnh thận và túi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách- bộ phận có vai trò sản xuất tế bào bạch cầu.

Một số bài thuốc dân gian với quả sung

Từ lâu, sung đã được sử dụng như một vị thuốc giúp điều trị viêm họng, ho khan, viêm loét dạ dày,... Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc chữa viêm họng với quả sung

  • Bài thuốc 1: Sấy khô quả sung, sau đó tán thành bột rồi lấy một chút thổi vào họng.
  • Bài thuốc 2: Sung tươi gọt vỏ, thái mỏng, sắc lấy nước, thêm đường phèn đun ở lửa nhỏ để cô thành cao. Dùng ngậm hàng ngày.

Bài thuốc chữa ho khan không đờm với quả sung

Sung chín rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước uống ngày 1 lần.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng với quả sung

Sấy khô quả sung, tán bột. Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần pha 6- 9gr bột sung với nước ấm.

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa với quả sung

Sung chín vừa thái nhỏ, sao hơi cháy. Mỗi lần sử dụng lấy 10gr hãm với nước sôi như hãm chè. Uống trong ngày.

Bài thuốc chữa táo bón với quả sung

  • Bài thuốc 1: Sắc 9gr sung tươi với nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Mỗi ngày ăn 3 đến 5 quả sung chín.
  • Bài thuốc 3: Dùng 10 quả sung xanh, rửa sạch, bổ đôi hầm nhừ với ruột già lợn. Ăn trong ngày.

Sung giúp tăng tiết sữa cho sản phụ 

Để tăng sản xuất sữa, sản phụ hầm nhừ 120gr sung tươi với 500gr móng lợn, thêm gia vị vừa ăn, chia vài lần ăn trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp rất tốt cho sản phụ bị suy nhược, ít sữa, mất sữa,...

Bài thuốc chữa viêm khớp với quả sung

  • Bài thuốc 1: Hàm sung tươi với thịt lợn nạc ăn trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng 2 đến 3 quả sung xanh, thái vụn rán với trứng gà.

Sung có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn không bị huyết áp thấp, không có bệnh lý liên quan đến thận, túi mật, lá lách, hãy cân nhắc bổ sung loại quả này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày với lượng vừa đủ nhé. 



Via https://hoigicungbiet.com/tac-dung-cua-qua-sung/
0 Comments

11 tác dụng tuyệt vời của vitamin E

1/30/2021

0 Comments

 

Vitamin E là một chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người. Loại vitamin này đóng vai trò là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương gốc tự do, tốt cho mắt, tốt cho da,... Nhưng tác dụng của vitamin E không chỉ dừng ở đó. 

Vitamin E có tác dụng gì?

Dưới đây là 8 công dụng hàng đầu của vitamin E.

Chống oxy hóa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất đồng phân nhất định của vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại oxy hóa cholesterol. Điều này là do chúng có thể chống lại tổn thương gốc tự do trong cơ thể- nguyên nhân dẫn đến quá trình oxy hóa cholesterol.

Tốt cho da

Vitamin E thường được sử dụng để chăm sóc da là vì nó có khả năng tăng cường các thành mao mạch, cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi. Vitamin E cũng hoạt động như một chất chống lão hóa tự nhiên trong cơ thể bạn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E làm giảm viêm cả trong cơ thể và trên da của bạn, giúp duy trì làn da trẻ trung, khỏe mạnh. 

Làm dày tóc

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì thế, nó giúp giảm tác hại của môi trường đối với tóc của bạn. 

Vitamin E cũng có khả năng thúc đẩy máu lưu thông đến da đầu. Dầu vitamin E có thể giữ lại độ ẩm tự nhiên cho làn da của bạn, giúp da đầu của bạn không bị khô và bong tróc. 

Cân bằng nội tiết tố

Vitamin E đóng một trò quan trọng trong việc cân bằng hệ thống nội tiết và thần kinh của con người. Nó giúp cân bằng hormone một cách tự nhiên.

Mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tăng cân, dị ứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể mệt mỏi, dễ lo lắng, da mụn,... 

Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Uống bổ sung vitamin E hai đến ba ngày trước và hai đến ba ngày sau kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm chứng chuột rút, lo lắng và các triệu chứng PMS khác.

Vitamin E cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của kỳ kinh, làm giảm mất máu kinh nguyệt. 

Tốt cho mắt

Vitamin E có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Đây là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa. 

Người ta cũng phát hiện ra rằng dùng vitamin E và vitamin A hàng ngày dường như giúp cải thiện khả năng chữa bệnh và thị lực ở những người trải qua phẫu thuật mắt bằng laser.

Cải thiện sức bền thể chất và sức mạnh cơ bắp

Vitamin E có thể được sử dụng để cải thiện sức bền thể chất. Nó có thể tăng năng lượng và giảm mức độ căng thẳng oxy hóa trên cơ bắp sau khi bạn tập thể dục. 

Vitamin E giúp loại bỏ mệt mỏi bằng cách thúc đẩy lưu thông máu, củng cố các thành mao mạch và nuôi dưỡng các tế bào của bạn.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Vitamin E rất quan trọng trong thai kỳ. Nó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vitamin E cũng có tác dụng bảo vệ các axit béo quan trọng và kiểm soát triệu chứng viêm.

Uống vitamin E có tác dụng gì?

Các nghiên cứu cho thấy uống vitamin E có thể giúp phòng chống hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh như tim mạch, Alzheimer, gan nhiễm mỡ.

Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Tiêu thụ đủ vitamin E mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim và mạch máu. Chẳng hạn như đau ngực, huyết áp cao, tắc động mạch,..

Vitamin E trì hoãn bệnh Alzheimer

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E liều cao có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh Alzheimer ở ​​những người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer nhẹ đến trung bình. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa thấy lợi ích này. Bổ sung vitamin E dường như không có tác dụng đối với việc những người bị suy giảm nhận thức nhẹ tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Cần có nhiều nghiên cứu lâm sàng hơn để chứng minh tác dụng của vitamin E với bệnh Alzheimer.

Hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ

Các nghiên cứu cho thấy vitamin E có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy rằng uống vitamin E để cải thiện triệu chứng của bệnh này trong hai năm có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Tác dụng phụ khi uống vitamin E

Khi dùng ở liều thích hợp, sử dụng vitamin E bằng đường uống thường được coi là an toàn. Trong một số ít trường hợp, uống vitamin E có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Chuột rút ruột
  • Mệt mỏi
  • Cơ thể yếu ớt
  • Đau đầu
  • Nhìn mờ
  • Phát ban
  • Rối loạn chức năng tuyến sinh dục
  • Tăng nồng độ creatine trong nước tiểu

Dùng vitamin E liều cao (300 đến 800IU/ngày) có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, nhiều chuyên gia lo ngại những người có sức khỏe kém dùng vitamin E liều cao thậm chí có nguy cơ tử vong.

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E là tên của một nhóm tám vitamin tan trong chất béo được gọi là tocopherols và tocotrienols. Alpha tocopherol là dạng vitamin phổ biến nhất và mạnh nhất

Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm dầu canola, dầu ô liu, bơ thực vật, hạnh nhân và đậu phộng. Bạn cũng có thể nhận vitamin E từ thịt, sữa, rau xanh và ngũ cốc tăng cường. Vitamin E cũng có sẵn như là một chất bổ sung uống trong viên nang hoặc viên thuốc dạng dầu.

Bạn cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần 4mg vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 năm cần 5mg vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 6mg vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 7mg vitamin E mỗi ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần 11mg vitamin E mỗi ngày.
  • Người từ 14 tuổi trở lên cần 15mg vitamin E mỗi ngày.
  • Phụ nữ cho con bú cần 19 mg vitamin E mỗi ngày.

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ vitamin E từ chế độ ăn uống lành mạnh và không cần uống thuốc bổ sung.

Tình trạng thiếu vitamin E

Rất hiếm người thiếu vitamin E khi ăn uống đầy đủ 3 bữa một ngày với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Tất nhiên, vẫn có một số đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin E hơn những người khác. Trẻ sơ sinh, những người bị kém hấp thu chất béo và abephipoproteinemia có nhiều khả năng bị thiếu vitamin E. Thiếu máu, bệnh cơ xương, mất điều hòa, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh võng mạc, suy giảm đáp ứng miễn dịch và tổn thương thần kinh là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu vitamin E. 

Thận trọng khi uống bổ sung vitamin E

Hầu hết mọi người nhận đủ vitamin E từ chế độ ăn uống cân bằng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần bổ sung vitamin E bằng đường uống.

Tuy nhiên, uống vitamin E có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Sử dụng chất bổ sung có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng khác. 

Một nghiên cứu cho thấy sử dụng vitamin E liều cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người có tiền sử bệnh tim nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng vitamin E nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Thiếu vitamin K
  • Võng mạc bị tổn thương (viêm võng mạc sắc tố)
  • Rối loạn chảy máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Tiền sử đau tim hoặc đột quỵ 
  • Ung thư đầu cổ
  • Bệnh gan

Việc bổ sung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu của bạn. Nếu bạn dự định phẫu thuật, hãy ngừng dùng vitamin E hai tuần trước.

Tương tác của vitamin E với các thuốc khác

Vitamin E và một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nhau. Cụ thể như sau:

  • Kháng sinh chống khối u: Sử dụng vitamin E liều cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của loại thuốc này.
  • Thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu: Sử dụng vitamin E với các loại thuốc có tác dụng giảm đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Statin và niacin: Uống vitamin E với statin hoặc niacin (có lợi cho những người bị cholesterol cao) có thể làm giảm tác dụng của niacin.
  • Vitamin K: Uống vitamin E với vitamin K có thể làm giảm tác dụng của vitamin K.

Vitamin E có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu làm thế nào để có thể nhận được tất cả lợi ích của nhóm vitamin tuyệt vời này. Hãy cố gắng ăn uống thật khoa học và hấp thụ vitamin E từ thực phẩm. Viên uống vitamin E thường tiện lợi hơn, nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng viên uống bổ sung vitamin E.



Via https://hoigicungbiet.com/tac-dung-cua-vitamin-e/
0 Comments

25 công dụng của baking soda với sức khỏe và cuộc sống

1/30/2021

0 Comments

 

Baking soda là một trong những loại men được sử dụng rộng rãi nhất trong nấu nướng. Hợp chất hóa học này còn được gọi là sodium bicarbonate. Sodium bicarbonate tồn tại ở dạng tinh thể, nhưng thường được nghiền thành bột mịn để sử dụng trong nấu ăn.

Baking soda không chỉ được sử dụng để làm bánh. Ngày nay, hợp chất hóa học này còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Vậy thực sự thì công dụng của baking soda là gì?

Baking soda trong nấu nướng

Baking soda được dùng để làm bánh mì, bánh kếp, bánh nướng xốp, bánh ngọt và các thực phẩm chiên khác. Loại bột này được sử dụng để các loại bánh có độ nở nhất định. Khi baking soda được tiếp xúc với nhiệt độ cao, nó nhanh chóng giãn nở giúp bánh trở nên xốp hơn.

Chăm sóc cơ thể với baking soda

Baking soda không chỉ được sử dụng trong nhà bếp. Hợp chất hóa học này còn được nhiều người sử dụng để chăm sóc cơ thể: khử mùi hôi miệng, làm trắng răng, tẩy tế bào chết,...

Làm mới hơi thở của bạn

Bạn chỉ cần trộn một muỗng baking soda trong một cốc nước. Dùng loại nước này để súc miệng là bạn đã có một hơi thở thơm mát tự nhiên.

Sau khi dùng baking soda, bạn nhớ súc miệng lại với nước sạch nhé!

Làm trắng răng

Nhiều người sử dụng baking soda như một loại kem đánh răng tự nhiên. Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng baking soda có thể bảo mòn men răng. Nhưng bạn có thể thỉnh thoảng sử dụng nó để làm trắng răng một cách đơn giản và hiệu quả.

Để có một hàm răng trắng sáng, bạn chỉ cần thêm một chút baking soda lên kem đánh răng và đánh răng như bình thường. Bạn chỉ cần sử dụng loại kem đánh răng tự chế này 1 đến 2 tuần 1 lần là đủ.

Tẩy tế bào chết

Đây là một cách đơn giản để nhẹ nhàng loại bỏ da chết: Trộn 3 phần baking soda với 1 phần nước. Lấy hỗn hợp này để lên da, chà xát nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và sau đó rửa sạch.

Giảm kích ứng da

Bạn chỉ cần thêm một chén baking soda vào nước tắm để làm mềm da và giảm kích ứng da.

Giảm chứng ợ nóng

Baking soda là một thuốc kháng axit an toàn. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê baking soda với cốc nước để giúp giảm chứng ợ nóng. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không uống baking soda trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi sử dụng các loại thuốc khác. Baking soda có tác dụng làm giảm axit trong dạ dày, nên nó có thể làm chậm tốc độ hấp thụ một số loại thuốc khác. Thậm chí, baking soda còn có thể thay đổi cách thức hoạt động của một vài loại thuốc.

Trẻ em dưới 6 tuổi cũng không được điều trị chứng ợ nóng bằng cách này.

Làm dịu vết côn trùng cắn

Bạn chỉ cần trộn baking soda với một chút nước và bôi lên vết côn trùng cắn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu tức thời.

Làm mềm đôi chân

Ngâm chân trong dung dịch baking soda sẽ giúp làm dịu và làm mềm đôi chân mệt mỏi. Bạn chỉ cần trộn 3 muỗng canh baking soda vào một chậu nước nhỏ và ngâm chân khoảng 5 đến 10 phút là được.

Baking soda làm sạch ngôi nhà của bạn

Baking soda nổi tiếng với khả năng hấp thụ mùi. Vì lý do này, baking soda thường được đặt trong tủ lạnh, tủ đông và các không gian kín khác để hấp thụ mùi hôi. 

Không chỉ thế, baking soda cũng là một chất tẩy rửa được ưa chuộng. Kết cấu hạt của nó có giúp tẩy tế bào chết. Và độ pH kiềm có trong baking soda có thể hòa tan một số cặn lắng.

Làm sạch bồn rửa và nền gạch

Bạn chỉ cần rắc một ít baking soda vào bồn tắm, bồn rửa mặt, nền nhà tắm sau đó lau bằng khăn ướt sạch là chúng sẽ trở nên trắng sáng. 

Lau nhà

Lau nhà bằng baking soda là một cách làm tuyệt vời. Bạn chỉ cần pha ½ cốc baking soda trong một xô nước ấm để làm sạch nền nhà của bạn.

Làm sạch dầu mỡ trên chén bát một cách an toàn

Nếu bạn cảm thấy rửa bát bằng dầu rửa bát không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể cân nhắc sử dụng baking soda. Bạn chỉ cần thêm baking soda vào nước ấm và ngâm bát đĩa một lúc. Cách làm này giúp loại bỏ dầu mỡ và giúp bạn dễ dàng rửa chén bát hơn.

Làm mát không khí

Hầu hết các chất làm mát không khí trên thị trường đều chứa đầy các hóa chất độc hại mà bạn không nên sử dụng. Nhưng thật may mắn thay, bạn có thể làm sạch không khí một cách dễ dàng bằng baking soda.

Điều bạn cần thực hiện chỉ là sử dụng baking soda với một vài giọt tinh dầu yêu thích là được.

Làm sạch lò vi sóng

Làm sạch lò vi sóng có thể là cực hình đối với nhiều người. Nhưng bạn đừng lo lắng, bạn có thể làm sạch nó một cách dễ dàng bằng cách rắc một ít baking soda lên một miếng vải ẩm và lau chùi thiết bị của bạn.

Baking soda sẽ giúp bạn làm sạch và khử mùi trong lò vi sóng.

Làm sáng đồ bạc

Bạn có thể trộn 3 phần baking soda với 1 phần nước để có được một hỗn hợp làm sạch. Sử dụng một chiếc khăn sạch và lấy hỗn hợp này để lau các dụng cụ, trang sức bạc. Rửa sạch, sau đó lau khô là bạn sẽ có được những món đồ bạc sáng trắng như mới.

Khử mùi tủ lạnh

Đặt một hộp baking soda mở ở phía sau tủ lạnh để giúp trung hòa mùi hôi. Bạn chỉ cần thay đổi hộp baking soda vài tháng 1 lần.

Thông cống

Bạn có thể trộn baking soda và giấm để làm thông cống một cách dễ dàng.

Loại bỏ mùi hôi của thùng rác

Chỉ cần rắc một ít baking soda vào đáy thùng rác là bạn có thể tránh khỏi mùi hôi khó chịu.

Khử mùi nhà vệ sinh

Thêm một chén baking soda vào bồn cầu và để nó trong một giờ trước khi xả nước. Baking soda sẽ làm sạch nhà vệ sinh và hấp thụ mùi.

Sử dụng baking soda để tạo nên một ngôi nhà hạnh phúc hơn

Ngoài những tác dụng của baking soda mà tôi đã liệt kê ở trên; bạn có thể sử dụng hợp chất hóa học này để làm hết mùi hành tỏi, giữ hoa tươi lâu, rửa trái cây, đuổi kiến,...

Làm sạch mùi hành tỏi trên tay

Bạn chỉ cần sử dụng baking soda để rửa tay sau khi nấu ăn. Và bạn sẽ thoát khỏi mùi hành tỏi khó chịu ngay lập tức.

Giữ hoa tươi lâu hơn

Bạn nên thêm một muỗng cà phê baking soda vào bình hoa. Nó giúp hoa của bạn tươi lâu hơn.

Rửa trái cây

Trộn ¼ cốc baking soda với một chậu nước để rửa trái cây và rau quả; sau đó rửa lại bằng nước sạch. Như vậy, bạn sẽ tránh khỏi các chất độc hại có trong thực phẩm.

Giữ bàn chải và lược của bạn sạch sẽ

Baking soda là chất tẩy rửa tuyệt vời để giúp loại bỏ dầu, tích tụ và cặn trên lược và bàn chải của bạn một cách tự nhiên. Để làm sạch lược và bàn chải, bạn chỉ cần ngâm các dụng cụ này trong nước pha với baking soda. Sau đó, rửa sạch và lau khô chúng là được.

Ngăn ngừa kiến

Trộn baking soda với muối theo tỷ lệ 1:1 và sau đó rắc hỗn hợp này nơi có kiến xuất hiện. Như thế bạn có thể đuổi lũ kiến đi xa.

Khử mùi giày

Bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu với mùi hôi từ đôi giày của ai đó trong gia đình? Hãy tận dụng lợi ích mà baking soda mang đến. Chỉ cần một nhúm bột sodium bicarbonate được rắc vào giày, mùi hôi sẽ nhanh chóng được loại bỏ trong vòng vài phút.

Chữa đám cháy nhỏ

Nếu bạn đang nấu ăn nhưng không may chiếc chảo đầy dầu của bạn lại bốc cháy. Bạn nên làm gì? Nếu thấy hộp baking soda ở bên cạnh, hãy nhanh chóng sử dụng nó để dập tắt đám cháy. Chỉ cần rắc bột sodium bicarbonate vào chảo, lửa sẽ được dập tắt một cách nhanh chóng.

Làm sạch quần áo

Bạn nên thêm baking soda vào bột giặt trước khi giặt quần áo. Hỗn hợp này giúp làm sạch, làm mềm vải tốt hơn.

Làm sạch thảm trải sàn

Vệ sinh thảm trải sàn thực sự là một cực hình. Giặt thảm nặng nề và khó phơi khô. Khi không khô, nó thường có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Nhưng thảm trải sàn rất dễ bẩn. Vậy phải làm sao đây?

Nếu bạn cần làm sạch thảm trải sàn của gia đình, hãy dùng baking soda. Bạn chỉ cần rắc bột baking soda lên thảm, đợi khoảng 15 đến 20 phút sau đó hút bụi là được. Chỉ cần làm như thế, bụi bẩn trên thảm sẽ biến mất và mùi hôi sẽ được trung hòa.

Làm thế nào để biết baking soda còn sử dụng được?

Vì baking soda có thể bị phân hủy theo thời gian, do đó, hẳn là bạn sẽ muốn kiểm tra xem nó còn sử dụng được không. Nếu bạn muốn kiểm tra, hãy đổ một chút bột baking soda vào một lượng giấm nhỏ. Nếu thấy xuất hiện nhiều bọt khí, điều đó có nghĩa là chất lượng baking soda vẫn tốt.

Những ai không nên sử dụng baking soda theo đường miệng?

Nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây, bạn cần tránh xa khỏi các thực phẩm được làm với baking soda.

  • Nếu bạn bị phù, bệnh gan, bệnh thận hoặc huyết áp cao, bạn nên tránh uống baking soda. 
  • Bạn cũng nên hạn chế ăn các loại bánh, các thực phẩm có thành phần baking soda khi đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc theo toa, hãy đảm bảo tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các thực phẩm có baking soda. 
  • Không cho trẻ em dưới 6 tuổi uống baking soda để chữa đầy hơi nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng baking soda

Sử dụng baking soda để chăm sóc cơ thể thường được coi là an toàn và không độc hại. Tuy nhiên, đừng lạm dụng hỗn hợp hóa học này. Sử dụng quá nhiều baking soda có thể làm đảo lộn sự cân bằng axit- bazơ của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn và đau bụng. Uống/ ăn quá nhiều baking soda thậm chí có thể dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong.

Một lý do khác khiến bạn không nên sử dụng nhiều baking soda là nó có thể làm tăng bài tiết kali dẫn tới thiếu kali.

Bạn cũng không nên dùng baking soda trong vòng 2 giờ sau khi dùng các loại thuốc khác.

Một số sản phẩm có thể tương tác với baking soda bao gồm aspirin và salicylat, barbiturat, sản phẩm bổ sung canxi, corticosteroid, thuốc có lớp phủ đặc biệt để bảo vệ dạ dày, lithium, quinidine và thuốc lợi tiểu.

Baking soda có giá bán rất rẻ nhưng công dụng dường như là vô tận. Nó có thể làm sạch ngôi nhà của bạn, giúp cơ thể bạn sạch hơn. Baking soda thậm chí có thể làm cho da, dạ dày của bạn dễ chịu hơn.

Tất cả các công dụng của baking soda đều tuyệt vời. Nhưng tất nhiên bạn chắc chắn không nên lạm dụng nó.



Via https://hoigicungbiet.com/cong-dung-cua-baking-soda/
0 Comments

7 dấu hiệu mang thai bé trai trong 3 tháng đầu được tin trên toàn thế giới

1/16/2021

0 Comments

 

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một số dấu hiệu mang thai bé trai trong 3 tháng đầu được nhiều người Việt Nam tin tưởng. Có những ý kiến chính xác về mặt khoa học, nhưng đa số chỉ là niềm tin dân gian chưa được chứng minh bởi các bằng chứng khoa học. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể đọc và sử dụng để tham khảo nhé!

7 dấu hiệu mang thai bé trai trong 3 tháng đầu được nhiều người tin tưởng

Khi mới phát hiện ra mình có thai, bạn có thể tự hỏi không biết đứa con của mình là trai hay gái. Nếu bạn đang cố khám phá về giới tính của đứa con trong bụng; hãy tham khảo những mẹo dưới đây.

Ốm nghén không quá nặng

Nếu mẹ bầu không phải đối mặt với các triệu chứng thai kỳ như ốm nghén, buồn nôn; đó có thể là dấu hiệu của việc sinh con trai.

Nhiều người cho rằng, khi đứa trẻ là con gái, nồng độ hormone estrogen sẽ tăng cao. Vì lý do đó, mẹ bị ốm nghén nhiều hơn.  

Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ mới có một nghiên cứu công bố tiết lộ rằng, phụ nữ bị ốm nghén nặng khi mang thai có nhiều khả năng sinh con gái. Ngoài ra, không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho luận điểm này.

Da mềm mịn, tóc bóng mượt

Một số người tin rằng bé gái “đánh cắp” vẻ đẹp của người mẹ bằng cách khiến mẹ có nhiều mụn, tóc xơ hơn, trong khi các bé trai không làm điều đó.

Nhưng trong một bài viết trên Carolina Parent, Tiến sĩ Kelly Leggett đã khẳng định: "Tuổi của bạn ảnh hưởng đến kết cấu tóc nhiều hơn so với thai kỳ."

Cũng trong bài báo đó, tiến sĩ Aviva Stein nói: “Thông thường, một phụ nữ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày,.. khi mang thai, dù giới tính của em bé là nam hay nữ, hormone estrogen đều kéo dài giai đoạn mọc tóc của bà bầu, dẫn đến rụng tóc ít hơn”.

Lượng ăn nhiều hơn

Từ xa xưa, các cụ vẫn thường quan niệm, nếu mẹ thèm đồ ăn mặn, chua thì đứa bé trong bụng là con trai. Trong khi đó, bé sẽ là con gái nếu mẹ thích đồ ăn ngọt, cay.

Và tất nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh cho quan niệm dân gian này. Các nhà khoa học tin rằng, cảm giác thèm ăn có lẽ có liên quan nhiều hơn đến sự thay đổi trong nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ của mùi vị món ăn với giới tính của bé. Nhưng các nghiên cứu khoa học đã nhận thấy có sự tương quan giữa lượng thực phẩm mẹ ăn hàng ngày và giới tính thai nhi. 

Một nghiên cứu ở Mỹ được tiến hành trên 244 phụ nữ mang thai đã cho thấy, trung bình một người mang thai bé trai có lượng thức ăn nhiều hơn 10% so với một người mang thai bé gái.

Trong Tạp chí Y học Anh, Giáo sư Dimitrios Trichopoulos viết: "Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng phụ nữ mang thai nam có nhu cầu năng lượng cao hơn phụ nữ mang thai con gái”.

Nhịp tim dưới 140 nhịp mỗi phút

Một trong những quan niệm phổ biến nhất thế giới về giới tính của thai nhi liên quan đến nhịp tim của bé. Người ta nói rằng, nếu nhịp đập dưới 140 mỗi phút, thai nhi có giới tính nam. Ngược lại, nếu nhịp tim cao hơn 140, em bé là nữ.

Mặc dù điều này nghe có vẻ khoa học hơn, nhưng nó không thực sự chính xác. Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 1997 đến 2003 trên đối tượng là 477 bà bầu mang thai 3 tháng đầu tiên đã cho kết quả: nhịp tim của các bé trai đã đập nhanh hơn 154,9 nhịp mỗi phút.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tất cả thai nhi có sức khỏe bình thường nên có nhịp tim trên 140 nhịp mỗi phút trong 3 tháng đầu, bất kể giới tính của chúng là gì. Nhịp tim sẽ chậm lại theo thời gian và cuối cùng nó sẽ trở nên ổn định như tất cả những người khác.

Mẹ trở nên nóng nảy, táo bạo hơn

Giới tính của đứa trẻ chưa sinh có khả năng ảnh hưởng đến một vài hành vi của mẹ. Một người phụ nữ bỗng dưng trở nên nóng nảy, táo bạo có nhiều khả năng sinh con trai. Điều này liên quan đến mức độ testosterone tăng lên.

Nhưng cũng như nhiều quan điểm khác, điều này vẫn chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học.

Trực giác của người mẹ

Giữa mẹ và con có một mối liên hệ vô cùng đặc biệt và nhiều người cho rằng mẹ có thể đoán được giới tính của con một cách chính xác.

Có thể nhiều người không tin vào việc đoán giới tính của con chỉ thông qua trực giác. Nhưng một nghiên cứu được tiến hành bởi New Scientist đã chứng minh được bản năng làm mẹ có thể giúp bạn phỏng đoán chính xác khoảng 70% giới tính của con.

Hình dáng bụng bầu

Từ xa xưa, các cụ ta đã có cách nhìn dáng bụng bầu để đoán xem mang thai con trai hay con gái. Họ tin rằng, nếu như bụng có hình bầu dục, kéo dẹt hai bên, tròn đều phía trước thì mẹ đang mang thai bé gái. Còn nếu bụng tròn đều, nhọn xuống 2 bên, bụng hơi trễ xuống thấp tức là mang thai bé trai.

Mặc dù được nhiều người tin tưởng, nhưng dấu hiệu này không mang tính khoa học. Các nhà nghiên cứu nói rằng hình dáng của bụng phụ thuộc vào vị trí của thai nhi. Nếu lưng của bé nằm dọc theo bụng, bụng mẹ sẽ nhô cao. Nếu lưng bé nằm ngang song song với bụng mẹ, bụng sẽ trông phẳng hơn. Và vì tư thế đứa trẻ không phụ thuộc vào giới tính của nó, nên chúng ta không thể biết được thai nhi là trai hay gái.

Một số mẹo phân biệt giới tính thai nhi 3 tháng tuổi phổ biến

Khi tìm hiểu về giới tính của thai nhi, mẹ bầu có thể thấy một số lời khuyên như sử dụng nhẫn cưới và kiểm tra màu sắc nước tiểu. Cụ thể như sau: 

Chiếc nhẫn cưới quay

Buộc chiếc nhẫn cưới của bạn vào một đoạn dây mảnh và để nó trước bụng của bạn. Nếu nó lắc từ trước ra sau, thai nhi có thể là một cậu bé. Nhưng nếu nó xoay tròn, đứa bé có khả năng là con gái.

Đây chỉ là niềm tin và nó thực sự không giúp chúng ta nhận biết giới tính của bé con trong bụng.

Kiểm tra nước tiểu

Mẹ có thể thêm Drano (một chất tẩy rửa) vào nước tiểu của mình. Thai nhi sẽ là một bé gái nếu nước tiểu chuyển sang màu xanh lá cây. Trong khi đó nó sẽ chuyển sang màu xanh biển nếu đó là một bé trai.

Các nhà khoa học không đồng ý với cách kiểm tra giới tính thai nhi này. Không có bằng chứng nào cho thấy giới tính của con có ảnh hưởng đến độ pH của nước tiểu người mẹ. 

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng khuyên mẹ không nên áp dụng cách này vì trộn lẫn Drano với nước tiểu có thể gây ra một chất khí độc hại.

Để an toàn hơn, mẹ có thể thêm baking soda vào nước tiểu. Nếu nước tiểu sủi bọt, thai nhi là bé trai. Nếu không thấy bọt xuất hiện, đó là bé gái.

Các xét nghiệm y tế để nhận ra giới tính của em bé 

Như đã nói, những dấu hiệu và mẹo nhận biết giới tính thai nhi chúng tôi nêu trên chỉ để tham khảo. Để biết chính xác giới tính của con, mẹ đến bệnh viện và làm các xét nghiệm y tế.

Siêu âm

Siêu âm là xét nghiệm y tế chính xác để xác định rõ ràng giới tính của em bé. Nó có độ chính xác gần như 90%. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, bộ phận sinh dục của em bé vẫn chưa hoàn thiện nên gần như không thể nhận biết được giới tính của bé thông qua phương pháp này.

Các bác sĩ khuyên nên tiến hành kiểm tra siêu âm sau tuần thứ 16 của thai kỳ.

Phương pháp siêu âm Ramzi

Siêu âm Ramzi là một phương pháp siêu âm mới giúp xác định giới tính của thai nhi vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Phương pháp này xác định giới tính của bé dựa trên vị trí nhau thai.

Xét nghiệm di truyền

Các phương pháp xét nghiệm di truyền phổ biến hiện nay bao gồm sinh thiết gai nhau (CVS) chọc ối cho thấy rõ giới tính của em bé trước khi sinh. CVS thường được thực hiện vào khoảng tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ. Và chọc ối được thực hiện trong giai đoạn mang thai tiến triển. Các xét nghiệm này gần như có độ chính xác đến 99%.

Làm thế nào để thụ thai bé trai một cách tự nhiên?

Nếu bạn đang muốn sinh một bé trai dễ thương, hãy thực hiện những mẹo sau để tăng cơ hội.

Tư thế quan hệ tình dục

Có thể mẹ đã biết, để mang thai bé trai, trứng cần được thụ tinh với một tinh trùng mang giới tính nam (tinh trùng Y). Tinh trùng Y bơi nhanh hơn tinh trùng X (tinh trùng giới tính nữ) nhưng lại dễ chết hơn. Vì thế, theo tiến sĩ Shettles, để tăng khả năng thụ thai một bé trai, cha mẹ nên quan hệ tình dục ở các vị trí cho phép thâm nhập sâu.

Tư thế này đảm bảo tinh trùng Y dễ dàng đến được với trứng trước khi chúng chết đi.

Xác định thời điểm rụng trứng

Khi bạn biết chính xác thời điểm rụng trứng, việc thụ thai con trai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và nếu bạn đang khao khát có một bé trai, hãy thử làm “chuyện ấy” trong vòng 24 giờ trước khi rụng trứng. Chất nhầy cổ tử cung trong thời kỳ rụng trứng trơn hơn, ít axit hơn khiến tinh trùng nam dễ dàng thâm nhập vào trứng.

Cải thiện mức độ kiềm của tử cung

Trong môi trường có tính kiềm, tinh trùng Y hoạt động linh hoạt hơn tinh trùng X, nhờ đó nâng cao cơ hội thụ thai con trai.

Bạn có thể cải thiện mức độ kiềm của tử cung bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng natri, kali cao.

Bạn cũng nên theo dõi mức độ pH thường xuyên bằng cách sử dụng que thử.

Ăn các thực phẩm phù hợp

Bạn cần phải chú trọng vào kế hoạch ăn uống hàng ngày và cố gắng giảm mức độ axit của cơ thể. Nếu nồng độ axit trở nên quá cao, tinh trùng Y sẽ không thể hoạt động tốt.

Bạn nên tránh ăn các thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi,… Thay vào đó, hãy cố gắng ăn các loại thực phẩm có chứa tỷ lệ kali cao hơn như khoai tây, chuối, rau chân vịt, bông cải xanh.

Thực phẩm giúp thụ thai con trai

Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng khả năng thụ thai một bé trai một cách tự nhiên:

  • Chuối: chứa tỷ lệ kali cao giúp tinh trùng Y tồn tại trong thời gian dài hơn trong bụng mẹ và tiến tới thụ tinh thành công.
  • Nấm: giàu vitamin D giúp tinh trùng khỏe mạnh hơn.
  • Trái cây họ cam: giúp tạo ra môi trường kiềm thuận lợi cho việc thụ thai con trai.
  • Tinh bột: các nhà nghiên cứu kết luận rằng liều lượng cao glucose và tinh bột trong thực phẩm làm tăng cơ hội thụ thai một bé trai.
  • Thực phẩm mặn: chứa lượng natri và kali cao để tạo ra môi trường kiềm giúp tinh trùng Y trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Cà chua: giúp cân bằng độ pH của cơ thể người phụ nữ và cung cấp lượng vitamin C cao hơn để tăng cơ hội thụ thai con trai.
  • Dưa chua giàu muối và chứa tỷ lệ cao natri, kali giúp tạo ra môi trường kiềm tốt cho tinh trùng nam.
  • Dưa đỏ, quả mơ, các loại rau như khoai tây, rau chân vịt, đậu, bí chứa hàm lượng kali cao.
  • Hạt bí ngô có hàm lượng axit béo omega-3, kẽm cao giúp tăng khả năng thụ thai bé trai. Ở nam giới, ăn hạt bí ngô giúp cải thiện việc cung cấp máu cho cơ quan sinh dục, dẫn đến việc sản xuất tinh trùng khỏe mạnh hơn.
  • Măng tây chứa một lượng lớn khoáng chất và các vitamin quan trọng như vitamin D, B-12, C cùng kali. Các khoáng chất và vitamin này giúp tinh trùng Y khỏe mạnh hơn trong cơ thể phụ nữ.

Mang thai con trai là điều mà rất nhiều cặp vợ chồng Việt Nam mong muốn. Hãy làm theo những lời khuyên mà chúng tôi đưa ra trên đây để tăng cơ hội thụ thai con trai.

Những dấu hiệu mang thai bé trai trong 3 tháng đầu mà chúng tôi giới thiệu trên đây chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế các biện pháp kiểm tra y tế. Vì vậy, đừng quên khám thai vừa giúp tìm hiểu về giới tính của con, vừa đảm bảo mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai. 



Via https://hoigicungbiet.com/dau-hieu-mang-thai-be-trai-trong-3-thang-dau/
0 Comments

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

1/16/2021

0 Comments

 

Mang thai là một trải nghiệm thú vị, đặc biệt là khi bạn có con đầu lòng. Tuy nhiên, có một đứa trẻ trong bụng cũng đồng nghĩa với việc bạn phải làm quen với những điều mới lạ. Có rất nhiều vấn đề mà các bà mẹ mới cần chú ý trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu không có đủ kiến thức cần thiết, mẹ sẽ không chăm sóc tốt cho con và cũng không nhận ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của bé.

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống cho bà bầu khỏe mạnh tháng đầu tiên

Một số thực phẩm bạn cần đưa vào chế độ ăn trong tháng đầu tiên của thai kỳ là:

  • Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn,… 
  • Các loại trái cây như cam, xoài, lựu,..
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan,…

Những loại thực phẩm này cung cấp cho mẹ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Chế độ ăn uống cho bà bầu khỏe mạnh tháng thứ 2

Tháng thứ 2 của thai kỳ đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn quan trọng khác trong thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển ống thần kinh (sau này chuyển hóa thành não, tủy sống).

Chính vì thế, mẹ phải đảm bảo bổ sung các thực phẩm giàu sắt, folate vào thực đơn của mình.

Chế độ ăn uống cho bà bầu khỏe mạnh tháng thứ 3

Một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp thực sự quan trọng cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Chế độ ăn uống cân bằng hoàn hảo trong tháng thứ 3 của thai kỳ bao gồm các loại thực phẩm như trứng, rau lá xanh, trái cây.

Hãy chắc chắn trong thực đơn của bạn có ngũ cốc nguyên hạt như một nguồn carbs chính.

Uống bổ sung canxi, sắt, axit folic

Bà bầu cần uống bổ sung canxi, sắt, axit folic trong thời gian mang thai vì nó rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Phụ nữ có thai cần khoảng 30mg sắt, 400 microgam (0,4 miligam) axit folic và 800mg canxi mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên.

Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bà bầu cũng cần tránh xa đồ ăn, thức uống tươi sống, nấu chưa chín hẳn cùng các loại cá nước mặn có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu vua, cá ngói. Ngoài ra, rượu, chất kích thích, thuốc lá, caffeine cũng là những chất phụ nữ có thai nhất định phải loại bỏ.

Rượu

Theo các chuyên gia, rượu có thể gây ra những bất thường nghiêm trọng ở thai nhi. Nó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Nếu bạn đã uống một hoặc hai ly rượu trước khi bạn biết mình có thai, đừng quá lo lắng về điều đó. Chỉ cần bạn cố gắng không uống bất kỳ loại rượu nào trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Chất kích thích

Sử dụng chất kích thích khi mang thai có thể gây sinh non, dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác liên quan đến hành vi của trẻ trong tương lai. 

Nếu bạn đã sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào trong thai kỳ, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngay cả khi bạn đã ngừng sử dụng, đứa con chưa sinh của bạn cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Thuốc lá

Phụ nữ mang thai hút thuốc sẽ truyền nicotine và carbon monoxide cho thai nhi. Nó có thể gây ra các vấn đề như:

  • Sinh non;
  • Cân nặng của em bé thấp;
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS);
  • Hen suyễn và các vấn đề hô hấp khác;
  • Caffeine.

Caffeine 

Hấp thụ quá nhiều caffeine trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn nên hạn chế, thậm chí tránh hoàn toàn caffeine nếu bạn có thể.

Và hãy nhớ rằng, caffeine không chỉ có trong cà phê. Nhiều loại trà, nước ngọt có ga khác cũng chứa caffeine.

Tập thể dục cường độ nhẹ khi mang thai 3 tháng đầu

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị bà bầu nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Nếu trước đó, bạn rất năng động và thường tập thể dục với cường độ cao, bạn có thể tiếp tục tập luyện những bài tập đó miễn là nó an toàn cho bạn và thai nhi. Để chắc chắn những bài tập này không gây hại cho em bé, mẹ bầu nên nói chuyện kỹ với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.

Tập thể dục khi  mang thai đã được chứng minh là rất có lợi. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp:

  • Ngăn ngừa tăng cân;
  • Giảm các vấn đề liên quan đến thai kỳ như đau lưng, táo bón;
  • Cải thiện giấc ngủ;
  • Cải thiện tâm trạng;
  • Đảm bảo bạn có sức khỏe để sinh con;
  • Giảm thời gian phục hồi sau sinh.

Các bài tập thể dục cường độ thấp và vừa phải như đi bộ, bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời. Mẹ bầu cũng có thể cân nhắc thử các bài tập yoga, thiền,… để thư giãn.

  • Đi bộ: giúp giảm mệt mỏi, ốm nghén; làm tăng lưu lượng máu đến cơ thể.
  • Bơi lội: làm săn chắc cơ bắp, kéo căng dây chằng và tăng lưu thông máu;
  • Pilates: xây dựng sức mạnh và tăng tính linh hoạt;
  • Thể dục nhịp điệu động tác nhẹ: làm săn chắc cơ bắp, giảm đau cơ thể;

Bên cạnh đó, khi mang thai 3 tháng đầu, bạn nên hạn chế tập thể dục tác động cao và tránh các môn thể thao có nguy cơ ngã, chấn thương bụng.

Dù bạn chọn tập bài tập nào, thì cũng hãy đảm bảo nghỉ nhiều và uống nhiều nước. Bạn nên tập chậm lại hoặc dừng tập nếu bị hụt hơi hoặc cảm thấy không thoải mái.

Ngủ đủ giấc khi mang thai 3 tháng đầu

Ngủ đủ giấc khi mang thai là một điều vô cùng quan trọng. Khi có bầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với bình thường. Những lúc như thế này, điều bạn cần làm đơn giản chỉ là nằm xuống và nghỉ ngơi nếu có thể.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về một bên và co đầu gối. Nó giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm chứng giãn tĩnh mạch.

Một số bác sĩ đặc biệt khuyên rằng phụ nữ có thai nên nằm nghiêng về bên trái. Vì một trong những mạch máu lớn nằm bên phải bụng của bạn. Và vì thế, khi nghiêng về bên trái, máu sẽ lưu thông đến nhau thai tốt hơn.

Đảm bảo vệ sinh khi mang thai 3 tháng đầu

Khi có thai, hãy đảm bảo môi trường xung quanh và các thực phẩm bạn ăn luôn sạch sẽ:

  • Hãy rửa sạch rau củ, trái cây,… trước khi chế biến và ăn;
  • Hãy mang găng tay khi làm vườn, tiếp xúc với vật nuôi,…
  • Hãy giữ cho khu vực âm đạo luôn sạch sẽ, khô ráo.

Kiểm tra nha khoa định kỳ khi mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên đi khám răng định kỳ vì bạn dễ bị chảy máu nướu do thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này. Đồng thời, mẹ nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm thay vì bàn chải cứng.

Cần thực hiện xét nghiệm gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Ngoài các xét nghiệm phổ biến như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm giữ nước, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để xác định nguy cơ dị tật của thai nhi.

Đo độ mờ da gáy

Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra độ dày của chất lỏng ở khu vực phía sau cổ của thai nhi. Nếu độ dày của chất lỏng này nhiều hơn bình thường, thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể (Down, Patau, Edwards) cao hơn so với những người khác. 

PAPP-A 

Để xác định mức độ bất thường của protein do nhau thai tạo ra trong thời kỳ đầu mang thai, giúp đánh giá nguy cơ bất thường của nhiễm sắc thể.

Sinh thiết gai nhau (CVS)

CVS được thực hiện trong tuần thứ 11 của thai kỳ để kiểm tra hội chứng Down hoặc bất kỳ bất thường nhiễm sắc thể nào khác. 

Các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu này khi ở trong 3 tháng đầu thai kỳ, hãy gọi bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Mẹ  bầu bị chảy máu trong âm đạo

Khi có thai, mẹ bầu có thể thấy một vài đốm máu nhỏ trong đồ lót. Đây hoàn toàn là một hiện tượng bình thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu máu ra quá nhiều và diễn ra liên tục trong 2 giờ, đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, máu thường có màu đỏ tươi.

Một bác sĩ sản khoa tại Đại học Y Texas, Houston cho biết, nếu phụ nữ mang thai bị chảy máu, đau bụng và chuột rút cùng thời điểm, đây có thể là dấu hiệu sảy thai. Trong trường hợp có chảy máu âm đạo và đau dữ dội ở bụng thấp, đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Tất cả các trường hợp đều cực kỳ nguy hiểm.

Mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn quá nhiều

Buồn nôn trong 3 tháng đầu của thai kỳ là hiện tượng phổ biến và không đáng ngại. Nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn nôn quá nhiều. Nó có thể khiến bạn giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước, cơ thể khó cân bằng.

Mẹ bầu bị sốt cao

Sốt cao trên 38°C là dấu hiệu nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Bị sốt khi mang thai đi kèm với phát ban và đau khớp có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến vi khuẩn cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây điếc bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm.

Mẹ bầu bị ngứa ở vùng kín

Khi mang thai, bà bầu thường có nhiều dịch tiết âm đạo. Nhưng nếu có quá nhiều khí hư kèm mùi hôi và ngứa, có thể mẹ đã bị viêm nhiễm vùng kín hoặc mắc các bệnh qua đường tình dục. Những bệnh này cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ và chúng có ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Mẹ bầu bị đau rát khi đi tiểu

Nếu bà bầu cảm thấy đau hoặc có máu khi đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây sinh non.

Bà bầu bị lóa mắt và chóng mặt

Bị lóa mắt và chóng mặt là những biểu hiện thường thấy trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, mẹ bầu nên thận trọng hơn.

Các câu hỏi thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu?

Trong phần này, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu vấn đề phổ biến đang được nhiều mẹ bầu quan tâm. 

Bạn nên tăng bao nhiêu cân trong tháng thứ 3 của thai kỳ?

Trong 2 tháng đầu tiên, cân nặng của mẹ bầu thường không thay đổi. Nhưng đến cuối tháng thứ 3, bạn có thể tăng khoảng 1 đến 2 cân. Vì em bé vẫn còn nhỏ, nên bạn không cần phải tăng nhiều cân hơn. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể sẽ bị giảm cân do ốm nghén và chán ăn.

Có thể phát hiện khuyết tật ống thần kinh trong tháng thứ 3 thai kỳ?

Khuyết tật ống thần kinh là một dị tật bẩm sinh được phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Kết quả sẽ chính xác hơn khi được kiểm tra trong 3 tháng tiếp theo thông qua siêu âm.

Siêu âm có thể phát hiện giới tính thai nhi vào tháng thứ 3 không?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hệ thống sinh sản của bé vẫn đang phát triển, nên rất khó xác định giới tính của thai nhi. Kết quả chính xác khoảng 75% khi siêu âm vào tuần thứ 11 đến 14 của thời kỳ mang thai.

Trên đây là những vấn đề cơ bản mà phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý. Hi vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về giai đoạn đầu tiên trong thai kỳ của mình.

Bạn còn lo ngại điều gì khác khi mang thai 3 tháng đầu không? Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới nhé!



Via https://hoigicungbiet.com/mang-thai-3-thang-dau-can-chu-y-nhung-gi/
0 Comments

Tìm hiểu về quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

1/16/2021

0 Comments

 

Bạn đang tìm hiểu về quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu? Vậy thì bạn cần hiểu rằng, giống như tất cả mọi sự vật, sự việc trên thế giới, mỗi đứa trẻ sẽ lớn lên phát triển với tốc độ khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số tiêu chuẩn nhất định để nhận định thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn quá trình phát triển chung của đa số thai nhi trong 12 tuần đầu tiên.

Tuần 1 của thai kỳ: Sẵn sàng để mang thai

Khi nói về tuần thứ nhất của thai kỳ, điều đó có nghĩa là bạn không thực sự mang thai. Thay vào đó, tuần một được tính từ khi kỳ kinh của bạn bắt đầu. Như vậy, với một người có chu kỳ kinh 28 ngày, tuần thứ nhất của thai kỳ được tính từ khoảng 1 tuần trước khi trứng rụng. 

Mỗi tháng một nhóm trứng (được gọi là noãn bào) sẽ chín và rụng. Trứng phát triển trong các nang nhỏ chứa đầy chất lỏng. Thông thường, một nang sẽ được chọn để hoàn thành quá trình trưởng thành. Nang trứng trội này ức chế tất cả các nang khác trong nhóm, ngừng phát triển và dần trở nên thoái hóa.

Các nang trứng trưởng thành mở ra và giải phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng). Rụng trứng thường xảy ra khoảng 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo của người phụ nữ bắt đầu.

Sau khi rụng trứng, nang trứng bị vỡ phát triển thành một cấu trúc gọi là hoàng thể, tiết ra tiết ra progesterone và estrogen. Progesterone giúp chuẩn bị nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) để phôi được cấy ghép. 

Lúc này, cơ thể người phụ nữ tạo ra một chất nhầy đặc biệt. Nhiệm vụ của nó là hoạt động như một dòng chảy liên tục, vận chuyển tinh trùng của người đàn ống vào ống dẫn trứng của bạn. Chất nhầy này có khả năng bảo vệ tinh trùng và giúp nó tồn tại trong cơ thể người phụ nữ tối đa từ 3 đến 5 ngày.

Tuần 2 của thai kỳ: Thụ thai và hình thành hợp tử

Tuần 2 là thời điểm bạn đã thụ thai. Khi tinh trùng xâm nhập vào trứng, lớp vỏ bên ngoài của trứng sẽ đóng lại, tách đầu tinh trùng ra khỏi đuôi của nó và ngăn chặn những tinh trùng khác có thể thâm nhập vào. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng được gọi là hợp tử.

Nếu có nhiều hơn một quả trứng được giải phóng và thụ tinh, hoặc nếu trứng được thụ tinh tách thành hai, bạn có thể có nhiều hợp tử (sinh đôi).

Hợp tử thường có 46 nhiễm sắc thể- 23 từ mẹ và 23 từ cha. Những nhiễm sắc thể này giúp xác định các đặc điểm giới tính và thể chất của bé.

Ngay khi thụ tinh, hợp tử di chuyển xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Đồng thời, hợp tử được phân tách thành hai, sau đó phân tách thành bốn,… Quá trình phân tách này tiếp tục diễn ra trong khoảng 4 ngày sau khi thụ tinh. Nó trở thành một nhóm gồm 16 đến 20 tế bào được gọi là phôi nang.

Tuần thứ 3 của thai kỳ: Phôi nang cấy ghép trong niêm mạc tử cung

Đây là một tuần trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn. Lúc này, thậm chí bạn không nhận ra rằng mình đã có thai. Trong tuần này, phôi nang đã bắt đầu chui vào niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Quá trình này được gọi là cấy ghép- quá trình này diễn ra trong vòng 6 ngày để hoàn thành.

Trước khi điều này xảy ra, phôi nang sẽ vỡ ra khỏi lớp vỏ bảo vệ của nó. Khi phôi nang bắt đầu tiếp xúc với nội mạc tử cung, một sự trao đổi hormone sẽ diễn ra giúp tế bào phôi bám vào. Lúc này, một số bà bầy nhận thấy xuất huyết nhẹ trong một hoặc hai ngày đầu. Nội mạc tử cung của người phụ nữ sẽ trở nên dày hơn và cổ tử cung sẽ được chặn lại.

Khi phôi nang được cấy ghép hoàn toàn, em bé có thể nhận máu của mẹ để phát triển.

Phôi thai 4 tuần tuổi: Phôi nang trở thành phôi thai

Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai. Và em bé có kích thước khoảng 1,5mm.

Vào ngày 18 sau khi thụ thai, tủy sống vào ống thần kinh bắt đầu hình thành. Lớp tế bào trên cùng tạo thành mặt sau của phôi. 

Đến cuối tuần thứ 4:

  • Tất cả các hệ thống và cơ quan chính bắt đầu hình thành.
  • Phôi thai trông giống như một con nòng nọc.
  • Các ống thần kinh, hệ thống tiêu hóa, tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành,
  • Mắt, tai bắt đầu phát triển.
  • Chồi chi nhỏ xuất hiện (sẽ phát triển thành cánh tay và chân).
  • Trái tim đập.

Phôi thai 5 tuần tuổi: Dây rốn của bé phát triển

Đến tuần thứ 5, trái tim của em bé bắt đầu đập đều đặn hơn. Dây rốn của bé cũng bắt đầu phát triển với hai động mạch và một tĩnh mạch. Những mạch máu này vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé và lấy carbon dioxide cùng các chất thải ra khỏi phôi thai.

Phôi thai 6 tuần tuổi: Các cơ quan nội tạng hình thành

Trong tuần 6, chân tay của bé bắt đầu dài ra để tạo thành cánh tay và sau đó là chân, bàn tay và bàn chân của bé giống như mái chèo, cuối cùng trở thành ngón tay và ngón chân. Các cơ quan nội tạng cũng đang hình thành.

Em bé cũng bắt đầu phát triển đôi mắt lồi ở mỗi bên đầu trông giống như nhân vật phim ET Cute.

Phôi thai 7 tuần tuổi: Cơ quan sinh sản hình thành

Vào cuối tuần này, một lớp da mịn, trong suốt sẽ bao phủ bé. Các ngón tay đã được nhận thấy. Các cơ quan sinh sản cũng bắt đầu hình thành, nhưng giới tính của bé vẫn là một điều bí ẩn.

Lúc này, bé đã có kích thước gấp đôi tuần thứ 6, nhưng cũng chỉ dài hơn 1cm.

Thai nhi 8 tuần tuổi: Các cơ quan tiếp tục phát triển

Khuôn mặt của bé đã trở nên rõ rệt. Thai nhi phát triển mí mắt trong tuần này và tất nhiên mắt bé vẫn nhắm cho đến khi chúng được 24 tuần tuổi.

Trong tuần thai thứ 8:

  • Tất cả các hệ thống cơ thể chính tiếp tục phát triển và hoạt động, bao gồm hệ thống tuần hoàn, thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu.
  • Phôi đang mang hình dạng con người, mặc dù phần đầu lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể. Đầu của bé chiếm khoảng 25% cơ thể.
  • Miệng đang phát triển chồi răng (sẽ trở thành răng sữa).
  • Mắt, mũi, miệng và tai ngày càng rõ ràng.
  • Tay và chân có thể nhìn thấy rõ.
  • Các ngón tay, ngón chân vẫn có màng nhưng có thể phân biệt rõ ràng.
  • Các cơ quan chính tiếp tục phát triển và bạn có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng cách siêu âm Doppler.
  • Xương bắt đầu phát triển; mũi và hàm phát triển nhanh chóng.
  • Phôi thai chuyển động liên tục nhưng mẹ khó có thể cảm nhận được.

Thai nhi 9 tuần tuổi: Bắt đầu xuất hiện mô cơ

Sau 8 tuần, phôi thai trở thành thai nhi. Mặc dù thai nhi chỉ dài khoảng 2,54 đến 3 cm vào thời điểm này, nhưng tất cả các cơ quan và hệ thống chính đã được hình thành. 

Khuỷu tay, đầu gối, cổ tay và mắt cá chân của bé đang phát triển và các mô cơ đã bắt đầu hình thành giữa da và xương của chúng. Cổ của thai nhi phát triển hơn, cho phép bé hơi nhấc và quay đầu. Bé thậm chí có thể chạm vào mặt bằng tay của mình.

Thai nhi 10 tuần tuổi: Hệ thần kinh trưởng thành

Bộ não và hệ thần kinh của bé đang trưởng thành. Các cơ, dây thần kinh của bé hoạt động cùng nhau để tạo điều kiện cho các cử động đầu tiên của chúng.

Thai nhi cũng đã có thể mở hàm. Cơ thể của bé cứng hơn, xương sườn nhỏ có thể được nhìn thấy.

Lúc này, bé đã có thể tạo ra các phản xạ khi nhận thấy các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, các cử động còn quá nhỏ để mẹ có thể cảm nhận được.

Thai nhi 11 tuần tuổi: Vị giác phát triển

Vị giác của bé đã phát triển để nếm nước ối bao xung quanh. Thận cũng đã hoạt động và tiết ra chất lỏng vào bàng quang của bé. Em bé của bạn cũng hít nước ối vào phổi để tăng cường cơ bắp dưới cơ thể (cơ hoành).

Lúc này, bé có khoảng 20 chiếc răng sữa trong nướu và kích thước cơ thể bé cũng gần gấp đôi tuần trước.

Thai nhi 12 tuần tuổi: Xương thay đổi sang dạng cứng

Xương của bé đang thay đổi từ mềm và dẻo (được tạo thành từ sụn) sang cứng và chủ yếu là xương. Những lọn tóc mảnh bắt đầu xuất hiện ở môi trên và lông mày của bé.

Đến bây giờ, em bé của bạn có thể có chiều dài khoảng 61mm từ đỉnh đầu đến mông.

Có thể mẹ đã biết, thai nhi dễ bị tổn thương nhất trong 12 tuần đầu tiên. Chính vì thế, trong thời gian này, tất cả các cơ quan và hệ thống cơ thể chính đang hình thành và có thể bị tổn hại nếu thai nhi tiếp xúc với các loại thuốc kháng sinh, thuốc lá, các chất hóa học và độc hại,…

Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn!



Via https://hoigicungbiet.com/qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhi-3-thang-dau/
0 Comments

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?

1/15/2021

0 Comments

 

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh rất quan trọng đối với phụ nữ khi họ mang thai. Chế độ ăn uống của họ cung cấp cho thai nhi những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.

Hầu hết mọi người nhận thức được rằng một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc và chất béo có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, họ có thể không nhận ra rằng các loại trái cây cụ thể đặc biệt có lợi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Trong bài viết này, chúng tôi giải thích tại sao điều quan trọng là ăn trái cây trong khi mang thai. Chúng tôi cũng đề cập đến loại trái cây nào tốt nhất để ăn trong thời gian này, và loại trái cây nào bà bầu nên tránh.

Tại sao nên ăn nhiều trái cây khi mang thai?

Một độ ăn uống lành mạnh, đa dạng đặc biệt quan trọng trong thai kỳ vì các chất dinh dưỡng phù hợp có thể giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Ngoài việc hỗ trợ em bé phát triển, việc tăng lượng vitamin và khoáng chất có thể giúp bà bầu giữ được cơ thể của mình trong tình trạng tốt nhất có thể.

Ăn nhiều trái cây tươi khi mang thai có thể giúp đảm bảo rằng cả phụ nữ và em bé vẫn khỏe mạnh. Trái cây tươi chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu và cũng là một nguồn chất xơ tốt.

Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng?

Ăn vặt bằng trái cây có thể là một cách tuyệt vời vừa giúp tăng lượng vitamin hấp thụ vào cơ thể vừa hạn chế cảm giác thèm ăn.

Dưới đây là 11 loại trái cây tốt nhất để đưa vào chế độ ăn uống cho bà bầu.

Quả mơ

Quả mơ chứa:

  • Vitamin A, C và E;
  • Canxi;
  • Sắt; 
  • Kali;
  • Beta carotene;
  • Phốt pho;
  • Silicon

Tất cả những chất dinh dưỡng này giúp cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu và canxi giúp xương và răng phát triển mạnh mẽ.

Quả cam

Cam là một nguồn cung cấp tuyệt vời của:

  • Folate;
  • Vitamin C;
  • Nước.

Cam là loại hoa quả tuyệt vời giúp chúng ta đủ nước và khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin C cao có trong cam có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và hỗ trợ hấp thụ sắt.

Trong khi đó, Folate có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, có thể gây ra những bất thường về não và tủy sống ở trẻ. Khiếm khuyết ống thần kinh có thể gây ra các tình trạng như tật nứt đốt sống, bệnh não,...

Quả xoài

Xoài rất giàu vitamin A và C.

Một chén xoài xắt nhỏ cung cấp 100% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày của một người (RDA) và hơn một phần ba RDA vitamin A của họ.

Trẻ sinh ra bị thiếu vitamin A có thể có khả năng miễn dịch thấp hơn và nguy cơ biến chứng sau sinh cao hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp.

Quả lê

Lê cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng sau:

  • Chất xơ;
  • Kali;
  • Folate.

Có nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống khi mang thai có thể giúp giảm táo bón, một triệu chứng phổ biến khi mang thai.

Kali có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch cho cả phụ nữ và em bé. Nó cũng kích thích tái tạo tế bào.

Quả lựu

Lựu có thể cung cấp cho phụ nữ mang thai rất nhiều:

  • Vitamin K;
  • Canxi;
  • Folate;
  • Sắt;
  • Chất đạm;
  • Chất xơ.

Hàm lượng sắt cao trong quả lựu giúp ngăn ngừa thiếu sắt. Vitamin K cũng rất cần thiết để duy trì xương khỏe mạnh.

Nghiên cứu cho thấy rằng uống nước ép lựu có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương nhau thai.

Quả bơ

Bơ là một nguồn cung cấp tuyệt vời của:

  • Vitamin C, E và K;
  • Axit béo không bão hòa đơn;
  • Chất xơ;
  • Vitamin B;
  • Kali;
  • Đồng

Bơ chứa chất béo lành mạnh cung cấp năng lượng và giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Chúng cũng tốt đối với các tế bào chịu trách nhiệm xây dựng các mô da và não của thai nhi.

Kali trong bơ có thể giúp giảm đau do chuột rút ở chân, một triệu chứng khác thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Quả ổi

Quả ổi là một lựa chọn tuyệt vời của trái cây cho những người muốn có nhiều chất dinh dưỡng sau:

  • Vitamin C và E;
  • Polyphenol;
  • Carotene;
  • Isoflavonoid;
  • Folate

Quả ổi là một sự kết hợp đa dạng của các chất dinh dưỡng, khiến nó trở thành một loại trái cây lý tưởng đối với phụ nữ mang thai. Ăn ổi khi mang thai có thể giúp thư giãn cơ bắp, hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón.

Quả chuối

Chuối chứa hàm lượng cao:

  • Vitamin C;
  • Kali;
  • Vitamin B-6;
  • Chất xơ.

Hàm lượng chất xơ cao có trong chuối có thể giúp trị chứng táo bón liên quan đến thai kỳ. Một số bằng chứng cho thấy vitamin B-6 có thể giúp giảm buồn nôn và nôn trong thai kỳ.

Quả nho

Ăn nhiều nho giúp bà bầu có đầy đủ các dưỡng chất như:

  • Vitamin C và K;
  • Folate;
  • Chất chống oxy hóa;
  • Chất xơ;
  • Axit hữu cơ;
  • Pectin.

Các chất dinh dưỡng trong nho có thể giúp hỗ trợ những thay đổi sinh học xảy ra trong thai kỳ.

Chúng có chứa các chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch, như flavonols, tannin, linalool, anthocyanin và geraniol giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Quả berry

Quả berry là một nguồn tuyệt vời cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • Vitamin C;
  • Carbohydrate lành mạnh;
  • Chất chống oxy hóa;
  • Chất xơ.

Quả berry cũng chứa nhiều nước, vì vậy chúng cũng là một nguồn hydrat hóa tuyệt vời. Vitamin C giúp hấp thu sắt và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Quả táo

Táo có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển, bao gồm:

  • Vitamin A và C;
  • Chất xơ;
  • Kali.

Một nghiên cứu cho thấy ăn táo khi mang bầu có thể làm giảm khả năng em bé bị hen suyễn và dị ứng.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn hoa quả gì?

Đu đủ chưa chín và dứa là 2 loại hoa quả mà bà bầu nên tránh khi đang có thai 3 tháng đầu.

Đu đủ chưa chín có thể dẫn đến chứng co bóp tử cung và gây ra tình trạng chuyển dạ sinh non, thậm chí là sảy thai. Trong khi đó, dứa chứa một chất gọi là bromelain có thể làm mềm cổ tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Điều quan trọng khi lựa chọn trái cây cho khẩu phần ăn khi mang thai là phải loại bỏ tất cả những loại hoa quả có hàm lượng thuốc trừ sâu cao. Đồng thời, hãy cố gắng loại bỏ vi khuẩn có trên trái cây bằng cách rửa sạch trước khi ăn. Các bạn cũng nên lưu ý:

  • Cắt bỏ phần trái cây bị dập nát- khu vực có nhiều khả năng chứa vi khuẩn.
  • Giữ trái cây trong một khu vực riêng của tủ lạnh và cách ly nó khỏi các loại thịt sống.
  • Chỉ uống nước trái cây tiệt trùng.

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hoa quả sấy khô?

Trái cây sấy khô có chứa các dưỡng chất như:

  • Chất xơ;
  • Vitamin và các khoáng chất;
  • Năng lượng.

Trái cây khô chứa tất cả các chất dinh dưỡng giống như trái cây tươi. Do đó, phụ nữ có thai có thể nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày bằng cách ăn các phần trái cây sấy khô nhỏ hơn lượng trái cây tương đương.

Tuy nhiên, bà bầu cần nhớ rằng trái cây sấy khô có thể có nhiều đường và không chứa hàm lượng nước mà trái cây tươi có. Điều này đồng nghĩa với việc nó không hỗ trợ tiêu hóa. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn trái cây khô với số lượng vừa phải và nên tránh hoàn toàn kẹo trái cây.

Tóm lại, trái cây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời rất cần thiết trong thai kỳ. Trái cây có thể cung cấp vitamin, folate, chất xơ, và nhiều hơn nữa, tất cả đều giúp giữ cho người phụ nữ và em bé khỏe mạnh. Những chất dinh dưỡng này cũng có thể giúp làm giảm một số triệu chứng phổ biến của thai kỳ.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên đặt mục tiêu ăn uống ít nhất năm phần trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày. 11 loại trái cây được liệt kê trong bài viết này là những lựa chọn đặc biệt tốt trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn trái cây sấy khô và nước ép trái cây vì những loại này có thể chứa nhiều đường và calo hơn so với các loại tươi.



Via https://hoigicungbiet.com/mang-thai-3-thang-dau-nen-an-hoa-qua-gi/
0 Comments

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

1/15/2021

0 Comments

 

Khi mang thai, dinh dưỡng và chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của em bé. Vậy mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt nhất?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Nếu bạn đang tự hỏi “3 tháng đầu mang thai nên ăn gì? Có thai 3 tháng đầu nên ăn gì?” thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Sản phẩm sữa

Các sản phẩm sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D, protein, chất béo lành mạnh, axit folic tuyệt vời.

Vì vậy, hãy thêm sữa, sữa chua, phô mai trong chế độ ăn uống khi mang thai tháng đầu tiên của bạn.

Thực phẩm giàu folate

Folate hoặc axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh (sau này phát triển thành não và tủy sống). 

Do đó, ngay cả khi bạn đang bổ sung axit folic, bạn cũng cần thêm các loại thực phẩm giàu folate trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Các thực phẩm giàu folate bao gồm: rau chân vịt, cải xoăn, măng tây, trái cây họ cam quýt, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bơ, mầm Brussels và đậu bắp.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh, chất xơ, phức hợp vitamin B; cùng các khoáng chất như sắt, magiê và selen. Đây là những chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé. 

Các loại ngũ cốc nguyên hạt mà mẹ bầu nên thêm vào bữa ăn của mình bao gồm lúa mạch, gạo, kiều mạch, lúa mì bulgur, bánh mì nguyên hạt hoặc mì ống, kê, và bột yến mạch.

Trứng và gia cầm

Trứng là nguồn cung cấp protein, vitamin A, B2, B5, B6, B12, D, E và K, và các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi và kẽm. Gia cầm cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Ăn trứng và thịt gia cầm trong tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Trái cây

Các loại trái cây như bơ, lựu, chuối, ổi, cam, chanh ngọt, dâu tây và táo đều chứa một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Rau

Ăn nhiều rau nhiều màu sắc sẽ đảm bảo bạn có được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho em bé đang lớn. Những loại rau tốt bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, rau chân vịt, cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông, ngô, cà tím, bắp cải,…

Hạt và quả hạch

Hạt và các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin, protein, khoáng chất, flavonoid và chất xơ tuyệt vời. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn những thứ này thường xuyên trong tháng đầu tiên và trong suốt thai kỳ để có một em bé khỏe mạnh.

Cá 

Cá là thực phẩm tốt nhất mang đến lượng chất béo thấp, chất lượng cao. Cá cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega-3, vitamin B2, D và E rất tốt. Nó cũng có nhiều khoáng chất thiết yếu khác như kali, canxi, kẽm, i ốt, magiê và phốt pho.

Thịt

Thịt chứa vitamin B, protein, kẽm và sắt tốt cho cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, tốt hơn hết mẹ nên tránh thịt hun khói và các loại thịt chưa nấu chín khác.

3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn gì?

Có một số thực phẩm nên tránh trong thời kỳ đầu mang thai vì chúng có thể gây hại cho em bé đang lớn. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần tránh xa trong tháng đầu tiên của thai kỳ:

Phô mai mềm

Các loại phô mai mềm được làm từ sữa chưa tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc. Vì thế, tốt nhất là tránh phô mai mềm trong thời kỳ đầu mang thai.

Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn

Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như nước trái cây, bánh ngọt, bánh quy, sữa đặc,... có chứa chất phụ gia, chất bảo quản, lượng đường và natri cao không tốt cho mẹ và thai nhi. Một số thực phẩm đóng gói cũng có thể chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hãy ăn các bữa ăn tươi mới, nấu tại nhà được làm bằng các sản phẩm tự nhiên hoặc hữu cơ.

Hải sản

Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao, có khả năng gây tổn thương não và khiến em bé chậm phát triển.

Do đó, tránh hải sản trong thời kỳ đầu mang thai. Thay vào đó hãy thêm cá nước ngọt vào chế độ ăn uống của bạn.

Đu đủ

Đu đủ chưa chín và bán chín có chứa mủ, có thể kích hoạt co bóp tử cung và gây ra chuyển dạ sinh non hoặc thậm chí sảy thai. 

Tuy nhiên, đu đủ chín có chứa một số chất dinh dưỡng tốt và mẹ có thể ăn với lượng vừa phải.

Dứa

Dứa chứa một chất gọi là bromelain có thể làm mềm cổ tử cung. Mềm cổ tử cung trong thời kỳ đầu mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, tốt hơn là tránh dứa trong thời kỳ đầu mang thai.

Thịt sống hoặc chưa chín hẳn

Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể bị hỏng bởi vi khuẩn, salmonella, listeria,… Nó có khả năng gây ra các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Đồ ăn vặt

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt trong thai kỳ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em như trầm cảm, lo lắng và rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm này trong thai kỳ có liên quan đến béo phì ở trẻ em.

Caffeine

Nên hạn chế uống caffeine khi mang thai 3 tháng đầu, vì nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây mất ngủ, khó chịu và hồi hộp nếu sử dụng quá mức. Nó cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai.

Đồ uống có cồn

Rượu rất có hại cho thai nhi đang phát triển và có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Tránh uống rượu hoàn toàn khi mang thai.

Thực phẩm có nhiều đường

Một phụ nữ mang thai chỉ cần thêm 300 calo để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Ăn uống quá nhiều thực phẩm có đường như đồ ngọt có thể gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.

Lượng dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày trong thai kỳ

Trong bài viết “Khuyến nghị về dinh dưỡng trong thai kỳ và cho con bú” đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, tác giả Michelle A. Kominiarek, et al. đưa ra dữ liệu như sau: 

Chất dinh dưỡng Không mang thai Có thai  Thời gian cho con bú
Vitamin A (μg/ ngày) 700 770 1300
Vitamin D (μg/ ngày) 5 15 15
Vitamin E (mg/ ngày) 15 15 19
Vitamin K (μg/ ngày) 90 90 90
Folate (μg/ ngày) 400 600 500
Niacin (mg/ ngày) 14 18 17
Riboflavin (mg/ ngày) 1.1 1,4 1.6
Thiamin (mg/ ngày) 1.1 1,4 1,4
Vitamin B 6 (mg/ ngày) 1.3 1.9 2
Vitamin B 12 (μg/ ngày) 2.4 2.6 2,8
Vitamin C (mg/ ngày) 75 85 120
Canxi (mg/ ngày) 1.000 1.000 1.000
Sắt (mg/ ngày) 18 27 9
Photpho (mg/ ngày) 700 700 700
Selen (μg/ ngày) 55 60 70
Kẽm (mg/ ngày) số 8 11 12

 

Lời khuyên về chế độ ăn uống khi mang thai tháng đầu tiên

Dưới đây là một số điều khi lập kế hoạch ăn kiêng trong tháng đầu tiên của thai kỳ:

  • Uống vitamin trước khi sinh, bao gồm axit folic.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt vì giảm lượng thức ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Điều độ là chìa khóa - ăn ngay cả thực phẩm lành mạnh trong chừng mực. Dư thừa bất cứ điều gì đều xấu cho bạn và em bé của bạn.
  • Thêm nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống của bạn đồng thời cắt giảm đồ ăn vặt.
  • Uống đủ nước.

Tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm một vài thay đổi diễn ra trong cơ thể bạn. Thay đổi nội tiết tố có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và ốm nghén. Ăn thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều bữa đều đặn, uống đủ nước, tập thể dục vừa phải và làm những việc bạn yêu thích có thể giảm thiểu các triệu chứng này. Điều này cũng sẽ đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của em bé của bạn.

Bạn đã ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới nhé!



Via https://hoigicungbiet.com/mang-thai-3-thang-dau-nen-an-gi/
0 Comments
<<Previous

    Author

    Hỏi Gì Cũng Biết giải đáp tất cả những thắc mắc, cung cấp thông tin hữu ích, hướng dẫn cầm tay chỉ việc,…trong mọi lĩnh vực cuộc sống. ​

    Archives

    November 2019
    September 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    October 2018
    September 2018

    Categories

    All

    RSS Feed

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Blog
  • About
  • Contact